Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Sắp xếp bộ máy, nhân sự là vấn đề 'nhạy cảm'
Bộ Nội vụ cho biết việc sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự là những vấn đề vô cùng "nhạy cảm, phức tạp", cần được dư luận xã hội chia sẻ.
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành có phương án sắp xếp cục, tổng cục gửi Bộ Nội vụ ngay trong tháng 3 này. Tại họp báo chiều 30/3, trả lời về kết quả, ông Trần Văn Khiêm, Vụ trưởng Vụ tổ chức biên chế (Bộ Nội vụ) cho biết, đến nay, các bộ, cơ quan ngang bộ đã hoàn thành việc rà soát, sắp xếp và đề xuất dự thảo Nghị định quy định về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của các bộ, gửi Bộ Tư pháp thẩm định theo quy định.
Theo tinh thần của Ban chỉ đạo Đổi mới, việc sắp xếp tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đối với tổ chức thuộc cơ cấu của các bộ, ngành thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Nếu ý kiến của các bộ, ngành, cơ quan thẩm định có vướng mắc thì báo cáo Ban chỉ đạo cho ý kiến trước khi trình Thủ tướng xem xét quyết định. Hiện nay đã gửi thẩm định, sẽ trình Thủ tướng xem xét, quyết định trong thời gian tới. Hiện còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan đề xuất và cơ quan thẩm định nên đang báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền.
Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, cả nước có 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ, tính cả 2 Đại học Quốc gia thì tổng số có 32 cơ quan.
Trong quá trình rà soát chức năng nhiệm vụ các cơ quan này phải đảm bảo theo đúng nguyên tắc nêu trong Nghị quyết 18 Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và các nghị định của Chính phủ về tiêu chí thành lập, đảm bảo tính liên thông và hiệu lực hiệu quả. Đồng thời, tinh giản biên chế luôn phải gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ và đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng phát biểu tại họp báo. |
Bộ Nội vụ cùng Bộ Tư pháp thẩm định trình Chính phủ, nhưng trước khi trình Chính phủ để báo cáo Ban Chỉ đạo và báo cáo Thủ tướng, Bộ trưởng đang trực tiếp cùng các bộ báo cáo Thủ tướng.
Bộ Nội vụ phấn đấu đạt tiến độ sớm nhất, nhưng qua quá trình rà soát cho thấy, sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự là những vấn đề vô cùng "nhạy cảm, phức tạp", cần được dư luận xã hội chia sẻ, vì đòi hỏi vừa làm vừa đảm bảo tính ổn định và tính hiệu lực, hiệu quả của bộ máy.
Đối với Bộ Nội vụ trong công tác "nêu gương" sắp xếp, sau khi có Nghị quyết số 18 Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và chương trình hành động của Chính phủ, Bộ Nội vụ đã rà soát sắp xếp lại bộ máy bên trong bộ.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng thông tin, các trường đào tạo, bồi dưỡng đã được sáp nhập về Học viện Hành chính; các trường của tôn giáo, thi đua cũng có sắp xếp lại. Đặc biệt, cơ bản không còn cấp phòng trong vụ thuộc Bộ và phòng trong vụ thuộc tổng cục; các đầu mối thuộc học viện, trường, Cục Văn thư lưu trữ… cũng được tổng rà soát lại. Tổng số các đầu mối bên trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ đã giảm được 18 đầu mối.
Bộ Nội vụ được Chính phủ giao quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy hành chính, đương nhiên phải làm nghiêm túc theo quy định của Đảng, theo đúng pháp luật. Với nguyên tắc “một đơn vị, tổ chức có thể làm nhiều việc nhưng một việc chỉ giao một đơn vị làm đầu mối chủ trì”, đảm bảo tính sử dụng đội ngũ thực sự hiệu quả.
Hiện ở Bộ Nội vụ, một số vụ có khối lượng công việc rất nhiều, làm ngày làm đêm, như Vụ Công chức, viên chức; Vụ Tổ chức biên chế, Vụ Chính quyền địa phương, Vụ Tổ chức phi chính phủ và một số đơn vị khác.
Trong quá trình phân cấp, có những đơn vị do khối lượng công việc nhiều, làm ngày, làm đêm không xong, họp giao ban thường bị phê bình chậm tiến độ. Do đó, cần phải rà soát, đánh giá lại để bảo đảm tính liên thông trong công việc, với nguyên tắc một đơn vị được giao nhiều nhiệm vụ và bảo đảm tính hiệu quả sử dụng cao nhất đội ngũ.
"Bộ Nội vụ nêu gương trong việc này. Bộ sẽ tổng rà soát, sắp xếp; cố gắng cùng Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ sớm ban hành phương án sắp xếp tổ chức bộ máy", Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh.
Trần Thường
Bộ Chính trị yêu cầu tinh giản biên chế, thu hút người có đức, có tài
Gắn tinh giản biên chế với đổi mới tổ chức bộ máy, cải cách chế độ tiền lương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thu hút người có đức, có tài.
Tranh sứ Bát Tràng nổi tiếng với chất liệu gốm Bát Tràng. Tim hiểu ngay nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét